Một số điểm mới của Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018
Updated : 2019/04/03
Ngày 19/11/2018, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật 2018). Ngày 03/12/2018, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Lệnh số 13/2018/L-CTN công bố.
Luật 2018 đã được soạn thảo theo đúng quy định của Luật Ban hành VBQPPL; gồm 03 điều, trong đó: sửa đổi, bổ sung 36 điều, bổ sung mới 01 điều, bãi bỏ, thay thế một số cụm từ và chỉnh sửa một số điều về mặt kỹ thuật. Nội dung của Luật 2018 đã có những điều chỉnh lớn về chính sách phát triển giáo dục đại học, về những quy định liên quan đến cả người dạy và người học…Cụ thể như sau:
1. Hội đồng trường, Chủ tịch Hội đồng trường.
Một trong những điểm mới của Luật 2018 vừa được thông qua là quy định cụ thể về Hội đồng trường nhằm tăng cường tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học.
Hội đồng trường có thực quyền trong việc quyết định về tổ chức bộ máy; quyết định nhân sự, tiêu chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tiêu chuẩn giảng viên theo quy định của pháp luật. Hội đồng trường thực hiện chức năng quản trị trường, quyết định định hướng phát triển trường, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính… Hiệu trưởng thực hiện chức năng quản lý, điều hành hoạt động của trường theo quy định của pháp luật và theo quyết nghị của hội đồng trường… phù hợp với thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó, đối với tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội đồng trường, Luật 2018 quy định, đây phải là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín; có kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học, đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; độ tuổi đảm nhiệm chức vụ. Chủ tịch hội đồng trường do Hội đồng trường bầu trong số các thành viên của hội đồng trường theo nguyên tắc đa số, bỏ phiếu kín và được cơ quan quản lý có thẩm quyền ra quyết định công nhận; trường hợp thành viên bên ngoài trúng cử thì phải trở thành cán bộ cơ hữu của trường; chủ tịch Hội đồng trường không kiêm nhiệm các chức vụ quản lý trong trường...
Có thể thấy chức danh Chủ tịch Hội đồng trường đòi hỏi phải có uy tín cả trong và ngoài trường nhưng không nhất thiết phải có học vị tiến sĩ, có uy tín khoa học như đối với hiệu trưởng. Tuy nhiên, để tăng cường tự chủ, Luật 2018 đã trao rất nhiều quyền hạn, trách nhiệm cho hội đồng trường. Do vậy, chủ tịch hội đồng trường cần phải làm việc chuyên trách, toàn thời gian để đảm nhiệm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, chức năng của mình.
2. Bỏ quy định hiệu trưởng trường đại học có nhiệm kỳ 5 năm
Nếu như trước đây, nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường đại học được quy định là 05 năm, thì Luật 2018 quy định nhiệm kỳ hoặc thời gian bổ nhiệm của hiệu trưởng do Hội đồng trường quyết định trong phạm vi nhiệm kỳ của Hội đồng.
Bên cạnh đó, thay vì quy định hiệu trưởng phải đã tham gia quản lý cấp khoa, phòng của trường ít nhất 05 năm, thì nay, Luật 2018 cũng đã bỏ quy định này. Thay vào đó, chỉ còn yêu cầu phải có kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học.
Ngoài ra, Luật mới vẫn giữ nguyên yêu cầu về việc hiệu trưởng trường đại học phải có trình độ tiến sĩ trở lên.
3. Trường đại học được tự chủ mở ngành
Theo đó, các trường đại học đáp ứng đủ điều kiện sẽ được tự chủ mở ngành đào tạo (hiện hành chỉ có Đại học quốc gia, trường đại học đạt chuẩn quốc gia mới được tự chủ mở ngành đào tạo).
Đơn cử như điều kiện để được tự chủ mở ngành đào tạo trình độ đại học bao gồm:
- Ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, cả nước, của từng lĩnh vực bảo đảm hội nhập quốc tế;
- Có đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học cơ hữu bảo đảm về số lượng, chất lượng, trình độ và cơ cấu;
- Có cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, giáo trình đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu;
- Có chương trình đào tạo theo quy định tại Điều 36 Luật giáo dục đại học 2012 (Luật 2012).
- Đủ điều kiện thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học quy định tại Khoản 2 Điều 32 Luật 2012 (như đã thành lập hội đồng trường, hội đồng đại học; đã ban hành và tổ chức thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động…).
Bên cạnh đó, Luật cũng quy định một số chế tài cụ thể để xử lý đối tượng không thực hiện cam kết bảo đảm chất lượng đào tạo. Cơ sở giáo dục đại học tự chủ mở ngành khi chưa bảo đảm các điều kiện theo quy định sẽ bị đình chỉ hoạt động đào tạo đối với ngành đào tạo đó và không được tự chủ mở ngành đào tạo trong thời hạn 5 năm kể từ khi có kết luận về việc vi phạm của cơ quan có thẩm quyền.
4. Phải công khai mức học phí cả khóa học trên trang thông tin điện tử
Luật 2018 yêu cầu các trường phải công bố công khai chi phí đào tạo, mức thu học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình cả khóa học, từng năm học cùng với thông báo tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của trường. Đồng thời, các trường phải có trách nhiệm trích một phần nguồn học phí để hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Cũng theo Luật 2018, ngoài các trường đại học công lập được giao quyền tự chủ, các trường đại học tư thục cũng được phép tự quyết định mức học phí.
5. Trình độ tối thiểu của Giảng viên
Thay vì ưu tiên tuyển dụng người có trình độ từ thạc sĩ trở lên làm giảng viên theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật 2012, thì nay, Luật 2018 quy định đây chỉ là trình độ tối thiểu của các giảng viên, trừ trợ giảng. Các trường đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ tiến sĩ làm giảng viên. Giảng viên giảng dạy trình độ thạc sĩ, tiến sĩ phải có trình độ tiến sĩ.
Cũng theo Luật 2018, giảng viên độc lập về quan điểm chuyên môn trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học; được ký hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học với các trường đại học, cơ sở nghiên cứu khác… theo quy định của trường đại học mà mình đang làm việc.
6. Thời gian đào tạo xác định theo số lượng tín chỉ
Đào tạo đại học hiện nay được thực hiện theo phương thức tín chỉ. Do đó, Luật 2018 quy định thời gian đào tạo được xác định trên cơ sở số lượng tín chỉ phải tích lũy cho từng chương trình và trình độ đào tạo.
Số lượng tín chỉ cần tích lũy đối với mỗi trình độ được quy định trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam do Thủ tướng phê duyệt. Hiệu trưởng các trường đại học quyết định số lượng tín chỉ phải tích lũy cho từng chương trình và trình độ đào tạo.
7. Nhà đầu tư được thành lập trường đại học theo 2 phương thức
Luật 2018 đã sửa đổi bổ sung một điều mới về nhà đầu tư. Theo đó, nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài đầu tư thành lập trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận bằng nguồn vốn ngoài ngân sách.
Nhà đầu tư thành lập trường đại học có thể lựa chọn một trong hai phương thức:
- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế để tổ chức này thành lập trường đại học tư thục;
- Trực tiếp thành lập trường đại học tư thục.
8. Không phân biệt bằng cấp giữa các hình thức đào tạo
Theo quy định hiện hành tại Điều 38 Luật 2012: Văn bằng giáo dục đại học được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một trình độ đào tạo theo một hình thức đào tạo, gồm bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ. Có nghĩa là, người học theo học hình thức đào tạo nào thì khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng tương ứng với hình thức đào tạo đó. Tuy nhiên, quy định này đã được sửa đổi tại khoản 23 Điều 1 Luật 2018, cụ thể: Văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương. Như vậy, quy định mới ghi nhận bằng cử nhân là văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, không quy định hình thức đào tạo trên văn bằng.
Quy định mới sẽ tạo điều kiện cho sinh viên theo học các hình thức đào tạo khác nhau khi tốt nghiệp đại học có cơ hội ngang nhau trong việc công nhận văn bằng, tuyển dụng lao động.
Trên đây là một số điểm mới, đáng chú ý của Luật 2018 và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2019.
Ngày 19/11/2018, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật 2018). Ngày 03/12/2018, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Lệnh số 13/2018/L-CTN công bố.
Luật 2018 đã được soạn thảo theo đúng quy định của Luật Ban hành VBQPPL; gồm 03 điều, trong đó: sửa đổi, bổ sung 36 điều, bổ sung mới 01 điều, bãi bỏ, thay thế một số cụm từ và chỉnh sửa một số điều về mặt kỹ thuật. Nội dung của Luật 2018 đã có những điều chỉnh lớn về chính sách phát triển giáo dục đại học, về những quy định liên quan đến cả người dạy và người học…Cụ thể như sau:
1. Hội đồng trường, Chủ tịch Hội đồng trường.
Một trong những điểm mới của Luật 2018 vừa được thông qua là quy định cụ thể về Hội đồng trường nhằm tăng cường tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học.
Hội đồng trường có thực quyền trong việc quyết định về tổ chức bộ máy; quyết định nhân sự, tiêu chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tiêu chuẩn giảng viên theo quy định của pháp luật. Hội đồng trường thực hiện chức năng quản trị trường, quyết định định hướng phát triển trường, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính… Hiệu trưởng thực hiện chức năng quản lý, điều hành hoạt động của trường theo quy định của pháp luật và theo quyết nghị của hội đồng trường… phù hợp với thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó, đối với tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội đồng trường, Luật 2018 quy định, đây phải là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín; có kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học, đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; độ tuổi đảm nhiệm chức vụ. Chủ tịch hội đồng trường do Hội đồng trường bầu trong số các thành viên của hội đồng trường theo nguyên tắc đa số, bỏ phiếu kín và được cơ quan quản lý có thẩm quyền ra quyết định công nhận; trường hợp thành viên bên ngoài trúng cử thì phải trở thành cán bộ cơ hữu của trường; chủ tịch Hội đồng trường không kiêm nhiệm các chức vụ quản lý trong trường...
Có thể thấy chức danh Chủ tịch Hội đồng trường đòi hỏi phải có uy tín cả trong và ngoài trường nhưng không nhất thiết phải có học vị tiến sĩ, có uy tín khoa học như đối với hiệu trưởng. Tuy nhiên, để tăng cường tự chủ, Luật 2018 đã trao rất nhiều quyền hạn, trách nhiệm cho hội đồng trường. Do vậy, chủ tịch hội đồng trường cần phải làm việc chuyên trách, toàn thời gian để đảm nhiệm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, chức năng của mình.
2. Bỏ quy định hiệu trưởng trường đại học có nhiệm kỳ 5 năm
Nếu như trước đây, nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường đại học được quy định là 05 năm, thì Luật 2018 quy định nhiệm kỳ hoặc thời gian bổ nhiệm của hiệu trưởng do Hội đồng trường quyết định trong phạm vi nhiệm kỳ của Hội đồng.
Bên cạnh đó, thay vì quy định hiệu trưởng phải đã tham gia quản lý cấp khoa, phòng của trường ít nhất 05 năm, thì nay, Luật 2018 cũng đã bỏ quy định này. Thay vào đó, chỉ còn yêu cầu phải có kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học.
Ngoài ra, Luật mới vẫn giữ nguyên yêu cầu về việc hiệu trưởng trường đại học phải có trình độ tiến sĩ trở lên.
3. Trường đại học được tự chủ mở ngành
Theo đó, các trường đại học đáp ứng đủ điều kiện sẽ được tự chủ mở ngành đào tạo (hiện hành chỉ có Đại học quốc gia, trường đại học đạt chuẩn quốc gia mới được tự chủ mở ngành đào tạo).
Đơn cử như điều kiện để được tự chủ mở ngành đào tạo trình độ đại học bao gồm:
- Ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, cả nước, của từng lĩnh vực bảo đảm hội nhập quốc tế;
- Có đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học cơ hữu bảo đảm về số lượng, chất lượng, trình độ và cơ cấu;
- Có cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, giáo trình đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu;
- Có chương trình đào tạo theo quy định tại Điều 36 Luật giáo dục đại học 2012 (Luật 2012).
- Đủ điều kiện thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học quy định tại Khoản 2 Điều 32 Luật 2012 (như đã thành lập hội đồng trường, hội đồng đại học; đã ban hành và tổ chức thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động…).
Bên cạnh đó, Luật cũng quy định một số chế tài cụ thể để xử lý đối tượng không thực hiện cam kết bảo đảm chất lượng đào tạo. Cơ sở giáo dục đại học tự chủ mở ngành khi chưa bảo đảm các điều kiện theo quy định sẽ bị đình chỉ hoạt động đào tạo đối với ngành đào tạo đó và không được tự chủ mở ngành đào tạo trong thời hạn 5 năm kể từ khi có kết luận về việc vi phạm của cơ quan có thẩm quyền.
4. Phải công khai mức học phí cả khóa học trên trang thông tin điện tử
Luật 2018 yêu cầu các trường phải công bố công khai chi phí đào tạo, mức thu học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình cả khóa học, từng năm học cùng với thông báo tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của trường. Đồng thời, các trường phải có trách nhiệm trích một phần nguồn học phí để hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Cũng theo Luật 2018, ngoài các trường đại học công lập được giao quyền tự chủ, các trường đại học tư thục cũng được phép tự quyết định mức học phí.
5. Trình độ tối thiểu của Giảng viên
Thay vì ưu tiên tuyển dụng người có trình độ từ thạc sĩ trở lên làm giảng viên theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật 2012, thì nay, Luật 2018 quy định đây chỉ là trình độ tối thiểu của các giảng viên, trừ trợ giảng. Các trường đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ tiến sĩ làm giảng viên. Giảng viên giảng dạy trình độ thạc sĩ, tiến sĩ phải có trình độ tiến sĩ.
Cũng theo Luật 2018, giảng viên độc lập về quan điểm chuyên môn trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học; được ký hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học với các trường đại học, cơ sở nghiên cứu khác… theo quy định của trường đại học mà mình đang làm việc.
6. Thời gian đào tạo xác định theo số lượng tín chỉ
Đào tạo đại học hiện nay được thực hiện theo phương thức tín chỉ. Do đó, Luật 2018 quy định thời gian đào tạo được xác định trên cơ sở số lượng tín chỉ phải tích lũy cho từng chương trình và trình độ đào tạo.
Số lượng tín chỉ cần tích lũy đối với mỗi trình độ được quy định trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam do Thủ tướng phê duyệt. Hiệu trưởng các trường đại học quyết định số lượng tín chỉ phải tích lũy cho từng chương trình và trình độ đào tạo.
7. Nhà đầu tư được thành lập trường đại học theo 2 phương thức
Luật 2018 đã sửa đổi bổ sung một điều mới về nhà đầu tư. Theo đó, nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài đầu tư thành lập trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận bằng nguồn vốn ngoài ngân sách.
Nhà đầu tư thành lập trường đại học có thể lựa chọn một trong hai phương thức:
- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế để tổ chức này thành lập trường đại học tư thục;
- Trực tiếp thành lập trường đại học tư thục.
8. Không phân biệt bằng cấp giữa các hình thức đào tạo
Theo quy định hiện hành tại Điều 38 Luật 2012: Văn bằng giáo dục đại học được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một trình độ đào tạo theo một hình thức đào tạo, gồm bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ. Có nghĩa là, người học theo học hình thức đào tạo nào thì khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng tương ứng với hình thức đào tạo đó. Tuy nhiên, quy định này đã được sửa đổi tại khoản 23 Điều 1 Luật 2018, cụ thể: Văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương. Như vậy, quy định mới ghi nhận bằng cử nhân là văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, không quy định hình thức đào tạo trên văn bằng.
Quy định mới sẽ tạo điều kiện cho sinh viên theo học các hình thức đào tạo khác nhau khi tốt nghiệp đại học có cơ hội ngang nhau trong việc công nhận văn bằng, tuyển dụng lao động.
Trên đây là một số điểm mới, đáng chú ý của Luật 2018 và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2019.