Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Về công tác văn thư (mới)

Updated : 2020/03/24


Ngày 05/3/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư chính thức có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 05/3/2020, có một số điểm mới quan trọng như sau: 

1) Về giá trị pháp lý của văn bản điện tửVăn bản điện tử được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật có giá trị pháp lý như bản gốc của văn bản giấy.

2) Về ký ban hành văn bản:  Khi ký ban hành văn bản hành chính bằng giấy, thì phải dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai. Bên cạnh đó, đối với văn bản điện tử, người có thẩm quyền thực hiện ký số. 

Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày, thủ tục ban hành phải được đính chính bằng Công văn của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

3) Về ký thừa lệnh: Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay.

4) Về các loại văn bản hành chính Sửa đổi quy định về các loại văn bản hành chính, cụ thể bỏ các loại văn bản sau khỏi danh sách các loại văn bản hành chính: bản cam kết, giấy chứng nhận, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ...

5) Quy định về viết hoa: 5 nhóm trường hợp phải viết hoa như Thông tư 01/2011/TT-BNV, tuy nhiên đã bổ sung thêm một số trường hợp phải viết hoa trong từng nhóm như: Trường hợp viết hoa đặc biệt là Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt phải viết hoa gồmNhân dân, Nhà nước. 

6) Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.

Xem chi tiết tại đây