Chính sách giáo dục bắt đầu có hiệu lực từ tháng 01/2020
Updated : 2020/02/06
1. Cấm giáo viên, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước giờ vào lớp
Quốc hội khóa XIV, tại kỳ họp thứ 7 ngày 14/6/2019 đã thông qua Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 (chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2020).
Theo đó, nghiêm cấm giáo viên, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
Ngoài ra, Luật cũng ban hành các hành vi bị cấm khác trong phòng, chống tác hại của rượu, bia sau đây:
- Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
- Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
- Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
- Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
- Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
- Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.
- Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.
- Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
- Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.
- Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.
- Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.
- Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.
2. Không còn cấp chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C
Đây là nội dung nổi bật tại Thông tư 20/2019/TT-BGDĐT được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 26/11/2019 và chính thức có hiệu lực từ ngày 15/01/2020.
Cụ thể, Thông tư 20 bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên (Chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C) tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 06/6/2008.
Các chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C đã được cấp trước đây vẫn có giá trị sử dụng; đối với các khóa đào tạo đang được triển khai thực hiện trước ngày 15/01/2020 thì tiếp tục đào tạo và cấp chứng chỉ cho đến khi kết thúc.
3. 06 trường hợp văn bằng, chứng chỉ bị thu hồi, hủy bỏ
Ngày 29/11/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT về Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp THCS, THPT, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.
Theo đó, sẽ thu hồi, hủy bỏ các văn bằng, chứng chỉ thuộc các loại nêu trên nếu thuộc 06 trường hợp sau:
- Có hành vi gian lận trong tuyển sinh, học tập, thi cử, bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ;
- Cấp cho người không đủ điều kiện;
- Do người không có thẩm quyền cấp;
- Bị tẩy xóa, sửa chữa;
- Để cho người khác sử dụng;
- Do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ.
Như vậy, so với quy định hiện hành tại Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT thì Thông tư 21 đã bổ sung thêm trường hợp văn bằng, chứng chỉ bị thu hồi hủy bỏ “do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ”.
Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 15/01/2020.
1. Cấm giáo viên, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước giờ vào lớp
Quốc hội khóa XIV, tại kỳ họp thứ 7 ngày 14/6/2019 đã thông qua Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 (chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2020).
Theo đó, nghiêm cấm giáo viên, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
Ngoài ra, Luật cũng ban hành các hành vi bị cấm khác trong phòng, chống tác hại của rượu, bia sau đây:
- Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
- Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
- Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
- Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
- Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
- Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.
- Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.
- Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
- Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.
- Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.
- Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.
- Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.
2. Không còn cấp chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C
Đây là nội dung nổi bật tại Thông tư 20/2019/TT-BGDĐT được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 26/11/2019 và chính thức có hiệu lực từ ngày 15/01/2020.
Cụ thể, Thông tư 20 bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên (Chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C) tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 06/6/2008.
Các chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C đã được cấp trước đây vẫn có giá trị sử dụng; đối với các khóa đào tạo đang được triển khai thực hiện trước ngày 15/01/2020 thì tiếp tục đào tạo và cấp chứng chỉ cho đến khi kết thúc.
Ngày 29/11/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT về Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp THCS, THPT, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.
Theo đó, sẽ thu hồi, hủy bỏ các văn bằng, chứng chỉ thuộc các loại nêu trên nếu thuộc 06 trường hợp sau:
- Có hành vi gian lận trong tuyển sinh, học tập, thi cử, bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ;
- Cấp cho người không đủ điều kiện;
- Do người không có thẩm quyền cấp;
- Bị tẩy xóa, sửa chữa;
- Để cho người khác sử dụng;
- Do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ.
Như vậy, so với quy định hiện hành tại Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT thì Thông tư 21 đã bổ sung thêm trường hợp văn bằng, chứng chỉ bị thu hồi hủy bỏ “do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ”.
Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 15/01/2020.