Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ Tiến sĩ
Updated : 2021/07/26
Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2021. Thông tư này thay thế Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT trước đây.
Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT có một số điểm mới như sau:
1. Về điều kiện dự tuyển:
- Đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ minh chứng bằng một trong văn bằng, chứng chỉ như sau:
+ Cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;
+ Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
+ Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quy định tại Phụ lục II của Quy chế này còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác tương đương trình độ bậc 4 (theo khung năng ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ Giáo dục Giáo dục Đào tạo công bố.
- Về yêu cầu cầu vào khác:
+ Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu; hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ;
+ Có dự thảo đề cương nghiên cứu và dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa.
2. Về thời gian đào tạo:
Nghiên cứu sinh được phép hoàn thành chương trình đào tạo chậm hơn so với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa nhưng tổng thời gian đào tạo không vượt quá 06 năm (72 tháng) tính từ ngày quyết định công nhận nghiên cứu sinh có hiệu lực đến thời điểm hoàn thành các thủ tục trình luận án cho cơ sở đào tạo, trước khi thực hiện quy trình phản biện độc lập và thành lập Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo.
3. Phương thức tuyến sinh:
Phương thức tuyển sinh bao gồm thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển do cơ sở đào tạo quyết định.
4. Phản biện độc lập
Trong trường hợp 02 người phản biện độc lập không đồng ý về chất lượng chuyên môn của luận án, cơ sở đào tạo yêu cầu nghiên cứu sinh và người hướng dẫn chỉnh sửa, bổ sung luận án và triển khai quy trình gửi lấy ý kiến phản biện độc lập lần thứ hai.
Không thực hiện lấy ý kiến phản biện độc lập lần thứ ba.
5. Quy chế của cơ sở đào tạo
Cơ sở đào tạo được tự chủ xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy chế của cơ sở đào tạo; cụ thể hóa với yêu cầu ngang bằng hoặc cao hơn nhưng không trái với những quy định của Quy chế này.